Tour 360
0236 6535568
info@dananglandmarktower.com

Đà Nẵng thành phố đáng sống nhất Việt Nam

NewsBanner

Đà Nẵng thành phố đáng sống nhất Việt Nam

10/08/2021

Đà Nẵng hội đủ yếu tố hình thành nên thành phố đặc biệt.

News_01

Đà Nẵng thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó lưu ý đến việc Đà Nẵng cần phấn đấu phát triển theo hướng trở thành thành phố loại đặc biệt của Việt Nam; là thành phố đáng sống và an toàn.

 

Nội dung đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đã đặt nhiệm vụ cho thành phố phát triển bền vững với mục đích và mục tiêu là xây dựng “Thành phố môi trường bền vững”; “Thành phố kinh tế bền vững”; “Thành phố lấy con người làm trung tâm phát triển” và “Thành phố có quản lý tốt”.

 

Quy hoạch đã định vị khu vực, vị trí vai trò của đô thị Đà Nẵng đối với vùng, quốc gia, quốc tế. Trong đó, nêu vấn đề kết nối đến các đô thị lớn trong nước và khu vực châu Á thể hiện qua vai trò của Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng; cảng biển, cảng du lịch; trục giao thông đường bộ, đường sắt đối ngoại… Từ đây xác định về tầm nhìn, mục tiêu và các chiến lược phát triển của thành phố Đà Nẵng, mở ra nhiều yếu tố phát triển đô thị thành “thành phố đặc biệt”.

 

Thuận lợi với Đà Nẵng trong điều chỉnh quy hoạch là thành phố có quy mô vừa, dễ triển khai các ý tưởng quy hoạch cũng như trong quản lý; quy hoạch của Đà Nẵng cũng khá ổn, khá bài bản từ trước đến nay, từ hạ tầng đến phát triển không gian. Thành phố cũng có điều kiện tự nhiên mà hiếm đô thị nào có được, với rừng, núi, biển và sông Hàn chảy qua lòng thành phố.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN COSMOS HOUSING

Trụ sở chính: 153 Võ Văn Kiệt, Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Email: info@dananglandmarktower.com
Website: dananglandmarktower.com
Điện thoại phòng kinh doanh: (+84) 236 6.53 55 68
Điện thoại căn hộ mẫu: (+84) 2366.54.55.68

Kết nối với chúng tôi

Liên hệ với chúng tôi để đăng ký tham quan nhà mẫu hoặc để được tư vấn thêm về dự án:

Xây dựng Đà Nẵng thành đô thị lớn, thông minh, bản sắc, bền vững

NewsBanner

Xây dựng Đà Nẵng thành đô thị lớn, thông minh, bản sắc, bền vững

10/08/2021

Ngày 15-3, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký Quyết định số 359/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, thành phố Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch.

1

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng hướng đến xây dựng đô thị lớn, thông minh, sáng tạo, bản sắc, bền vững. Ảnh: KIM LIÊN

Thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng, tổng diện tích khoảng 129.046 ha. Theo quy hoạch, Đà Nẵng là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là trung tâm văn hóa, thể dục - thể thao, giáo dục - đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế; là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng-an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước. Tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, thông minh, sáng tạo, bản sắc, bền vững.

 

Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước. Đồng thời là trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc..

 

Dự báo đến năm 2030, dân số Đà Nẵng khoảng 1,79 triệu người, trong đó dự báo dân số thường trú, tạm trú khoảng 1,56 triệu người. Đến năm 2045 khoảng 2,56 triệu người. Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 31.836 ha, chiếm khoảng 32,31% diện tích đất trên đất liền. Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2045 khoảng 35.054 ha, chiếm khoảng 35,57% diện tích đất trên đất liền.

2

Quy hoạch sử dụng đất phân khu chức năng thành phố Đà Nẵng đến năm 2030. Ảnh: TRIỆU TÙNG

3 vùng đô thị, 1 vùng sinh thái, 2 vành đai kinh tế

Mô hình và cấu trúc phát triển không gian Đà Nẵng được gắn với cảnh quan đặc trưng theo 3 vùng đô thị, gồm vùng ven mặt nước, vùng lõi xanh, vùng sườn đồi và 1 vùng sinh thái, gồm khu vực rừng, núi, đồi phía tây và phía bắc, khu du lịch quốc gia Sơn Trà và huyện Hoàng Sa, các sông và hồ cùng với đường bờ biển trong vùng sinh thái. Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng sẽ hình thành 2 vành đai kinh tế gồm vành đai phía bắc là vành đai “Công nghiệp công nghệ cao và cảng biển - logistics”; vành đai phía nam là vành đai “Đổi mới sáng tạo và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

 

Đà Nẵng sẽ điều chỉnh cấu trúc đô thị đơn tâm (Thanh Khê và Hải Châu) thành phát triển đa cực, bổ sung 4 cụm việc làm ưu tiên tập trung gồm cụm công nghiệp công nghệ cao; cụm cảng biển và logistics; cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và cụm đổi mới sáng tạo. Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung cũng xác định phát triển du lịch trên toàn thành phố với trọng tâm ven bờ đông (ven biển Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn) và vịnh Đà Nẵng với các đặc điểm mặt nước tự nhiên, di sản văn hóa và dịch vụ du lịch đường thủy; du lịch sinh thái khu vực đồi núi phía tây, phía bắc và bán đảo Sơn Trà để tận dụng cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Mô hình phát triển của Đà Nẵng được xác định là phát triển các trung tâm phân tán, gồm: trung tâm đô thị gắn với trung tâm thành phố; trung tâm dịch vụ công nghệ cao tại khu vực tây bắc thành phố; trung tâm thương mại dịch vụ gắn với ga đường sắt mới; trung tâm đổi mới sáng tạo tại phía nam thành phố.

 

Về định hướng phát triển không gian tổng thế, theo quy hoạch, các khu đô thị hiện hữu sẽ được tái phát triển theo mô hình đô thị nén, nâng cao hệ số sử dụng đất, bổ sung các tiện ích đô thị và tích hợp với hệ thống giao thông công cộng. Kiểm soát hành lang ven biển kết nối các dự án riêng lẻ thành tổng thể chung, ưu tiên phát triển các không gian, công trình, dịch vụ phục vụ cộng đồng; thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

 

Các khu vực phát triển mới được mở rộng, phát triển mới các khu đô thị, hình thành khu vực có chức năng chuyên biệt; thay đổi cơ cấu, hình thái không gian, phân bố dân cư và mô hình mới của đô thị bao gồm phát triển các khu vực ở cao tầng. Khai thác các khu vực đồi núi để tăng cường, bổ sung không gian xanh, phát triển dịch vụ du lịch hài hòa hình thái không gian cảnh quan, địa hình.

 

Về định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, Quy hoạch chung lần này xác định hệ thống trung tâm hành chính, cơ quan bao gồm các chức năng chính trị và hành chính quan trọng như các cơ quan Đảng, chính quyền và các cơ quan khác, quy mô diện tích đất khoảng 43 ha. Trung tâm Hành chính thành phố tại quận Hải Châu, quy mô diện tích đất khoảng 1,1 ha; bổ sung các chức năng hành chính khác, một số sở, ban, ngành phân tán về các khu vực; tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống trung tâm hành chính, cơ quan cấp quận, huyện với quy mô diện tích đất khoảng 27 ha, trong đó UBND huyện Hoàng Sa là đơn vị hành chính đặc thù, thực hiện hoạt động đấu tranh, bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

 

Nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn
Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ tập trung đầu tư, hoàn thành các dự án trọng điểm gồm: Tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí tổng hợp; Công viên văn hóa và vui chơi giải trí phía đông nam Đài tưởng niệm; Khu sân golf VinaCapital Đà Nẵng; Khu tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; công viên chuyên đề phía nam bán đảo Sơn Trà; Quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, khu du lịch Bà Nà Hills; Khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp Làng Vân; Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula. Hình thành các trung tâm thương mại tầm cỡ quốc gia, quốc tế; hình thành tuyến phố thương mại, tài chính; thành lập khu phi thuế quan nằm trong khu phức hợp đô thị, thương mại, phi thuế quan.

 

Tập trung phát triển công nghệ cao với quy mô diện tích đất khoảng 1.710 ha; chú trọng phát triển các trung tâm logistics và kho bãi với quy mô diện tích đất khoảng 229 ha, bao gồm: Trung tâm logistics cảng Liên Chiểu, Trung tâm logistics ga Kim Liên mới, Trung tâm logistics Khu Công nghệ cao, Trung tâm logistics Hòa Nhơn, Trung tâm logistics Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, các trung tâm logistics nhỏ lẻ và kho bãi khác.

 

Quy hoạch xác định tập trung phát triển công nghệ cao với quy mô diện tích đất khoảng 1.710 ha, gồm: Khu Công nghệ cao Đà Nẵng và Khu công nghệ cao mở rộng; Khu công nghệ thông tin tập trung số 1, số 2, Khu Công viên phần mềm số 1, số 2, số 3; ngoài ra, hình thành cụm đổi mới sáng tạo tại phía nam thành phố gắn liền với Khu đô thị Đại học Đà Nẵng, Trung tâm đổi mới sáng tạo và Công viên phần mềm.

 

Đồng thời đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp thành phố và quận, huyện để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. Hình thành bệnh viện quốc tế tại phân khu đổi mới sáng tạo để liên kết với các Trường Đại học y - dược trong khu vực. Mở rộng các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu đào tạo hiện có, tập trung ở phía nam thành phố, đặc biệt là Làng Đại học Đà Nẵng để tạo thành Khu đô thị Đại học mới. Hình thành mới một số cơ sở đào tạo, dạy nghề, viện nghiên cứu chuyên ngành tại phân khu công nghệ cao. Quy mô diện tích đất nông nghiệp của Đà Nẵng được quy hoạch khoảng 4.619 ha. Hình thành khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nằm ở phía tây nam thành phố, có chức năng như trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, trình diễn, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao và sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chuyên canh, sinh thái kết hợp du lịch.

 

Nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế; đầu tư xây dựng mới cảng Liên Chiểu
Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định cụ thể về tổ chức không gian đô thị; các trục không gian, cảnh quan, không gian mở; các điểm nhấn đô thị; tổ chức mạng lưới không gian xanh; tổ chức không gian mặt nước; các chỉ tiêu kiểm soát phát triển; định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật; hệ thống giao thông công cộng. Trong đó đáng chú ý là tiếp tục nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đạt công suất 30 triệu hành khách mỗi năm, cấp 4E, là cảng hàng không cửa ngõ quốc tế, quy mô diện tích đất dự kiến khoảng 856 ha.

 

Phát triển, mở rộng đồng bộ các công trình cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không theo quy hoạch để trở thành trung tâm logistics chuyên dụng; quy hoạch hành lang tuyến cho đường sắt tốc độ cao và đường sắt quốc gia chạy song song về phía đông đường bộ cao tốc; xây dựng nhà ga đường sắt mới đạt công suất 10 triệu hành khách/năm, diện tích khoảng 30 ha, depot diện tích khoảng 60 ha, tại khu vực phía bắc nút giao giữa đường Bà Nà - Suối Mơ với đường bộ cao tốc, gắn với việc hình thành hệ thống trung tâm thương mại dịch vụ, là động lực phát triển khu vực phía tây thành phố. Xây dựng nhà ga hàng hóa tại khu vực Kim Liên để kết nối với cảng Liên Chiểu; đầu tư xây dựng mới cảng Liên Chiểu công suất đạt 50 triệu tấn/năm, diện tích khoảng 450 ha (bao gồm cả phần mặt nước); diện tích hậu cần cảng khoảng 195 ha. Cảng Tiên Sa sẽ được chuyển dần thành cảng du lịch sau khi cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động.

 

Định hướng phát triển không gian theo các phân khu
Theo quyết định, toàn thành phố Đà Nẵng được tổ chức thành 12 phân khu, gồm: Phân khu ven sông Hàn và bờ đông (diện tích khoảng 6.644ha); Phân khu ven vịnh Đà Nẵng (khoảng 1.530ha); Phân khu cảng biển Liên Chiểu (khoảng 1.285ha); Phân khu Công nghệ cao (khoảng 5.585ha); Phân khu trung tâm lõi xanh (khoảng 4.775ha); Phân khu đổi mới sáng tạo (khoảng 3.903ha); Phân khu sân bay (khoảng 1.327ha); Phân khu đô thị sườn đồi (khoảng 2.729ha); Phân khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (khoảng 2.986ha); Phân khu dự trữ phát triển (khoảng 5.858ha); Phân khu sinh thái phía tây (khoảng 57.692ha); Phân khu sinh thái phía đông (bao gồm huyện Hoàng Sa với diện tích 30.500ha và bán đảo Sơn Trà có diện tích khoảng 4.232ha).

 

Phân kỳ phát triển các khu đô thị hiện đại
Về kinh tế đô thị, phân kỳ thực hiện quy hoạch giai đoạn 2020-2030: 5 năm đầu (2020 - 2025) là giai đoạn củng cố, tập trung chủ yếu vào hoàn thiện các dự án đã được phê duyệt và chưa hoàn thành. Khuyến khích sự phát triển của khu dân cư mới nhằm hỗ trợ Khu công nghệ cao và phân khu sườn đồi để phục vụ các khu dân cư được di dời trong những năm tiếp theo. Tập trung phát triển các dự án trong khu vực đô thị và trung tâm thành phố hiện có, bao gồm phố tài chính và trung tâm kinh doanh thương mại CBD để hiện đại hóa thành phố.

 

5 năm tiếp theo (2025 - 2030) là giai đoạn biến chuyển, thành phố sẽ tái phát triển và mật độ hóa khu vực đô thị hiện tại. Đồng thời, tập trung vào các dự án thương mại, văn hóa và du lịch đẳng cấp cao; hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án hạ tầng quan trọng như mở rộng nhà ga T1 và xây dựng nhà ga hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; cảng Liên Chiểu, cảng biển du lịch Tiên Sa; ga đường sắt mới; hầm qua sân bay, hầm qua sông Hàn; đường sắt đô thị, tái thiết khu vực ga đường sắt cũ...

 

Giai đoạn 2030 đến 2045, thành phố sẽ tái thiết hoàn chỉnh khu đô thị hiện tại, các vùng đất dự trữ ở phía nam và phía tây cũng được phân vùng để sử dụng phù hợp. Các dự án trọng điểm sẽ hoàn thiện như Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu đổi mới sáng tạo ở phía nam, các cụm du lịch và các khu đô thị mới ở phía tây thành phố; các dự án giao thông: đường Metro, Tramway Đà Nẵng - Hội An; các dự án văn hóa như nhà hát lớn... Các khu vực sử dụng đất hiện trạng mâu thuẫn với cấu trúc tổng thế của thành phố sẽ dần được di dời bao gồm: Khu dân cư hiện trạng để phát triển đô thị tại phân khu sườn đồi và phân khu đổi mới sáng tạo ở phía nam; các khu dân cư để mở rộng khu đô thị sân bay.

 

Giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện điều chỉnh Quy hoạch chung
Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch được duyệt; tổ chức rà soát và lập các chương trình, khu vực và kế hoạch phát triển đô thị; các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị; các quy hoạch nông thôn, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật kể cả quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch cảng hàng không quốc tế phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được duyệt; tổ chức lập và ban hành quy chế quản lý kiến trúc thành phố Đà Nẵng, làm cơ sở cho quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố; xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến tài chính, đất đai để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư.


Thủ tướng đề nghị Thành ủy, HĐND thành phố Đà Nẵng giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Xây dựng hướng dẫn và thường xuyên, định kỳ giám sát việc thực hiện điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các bộ, ngành phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng trong việc xây dựng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Triển khai thực hiện hệ thống cơ sở hạ tầng khung chính của thành phố, sân bay, bến cảng Liên Chiểu và các công trình quan trọng, thiết yếu…; triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tại địa phương, bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp tục cân đối bố trí vốn để đầu tư phát triển bến cảng Liên Chiểu.

 

Theo quy hoạch, các thiết chế văn hóa được phân bố phân tán trong thành phố và trung tâm khu đô thị. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các thiết chế đã có như thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim và trung tâm biểu diễn... Đầu tư mới các thiết chế văn hóa cấp thành phố bao gồm các công viên biển dọc vịnh Đà Nẵng và bờ đông, nhà hát lớn thành phố, trung tâm văn hóa thành phố, quảng trường trung tâm thành phố, công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn... để phục vụ người dân và du khách.

Nguồn: Báo Đà Nẵng

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN COSMOS HOUSING

Trụ sở chính: 153 Võ Văn Kiệt, Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Email: info@dananglandmarktower.com
Website: dananglandmarktower.com
Điện thoại phòng kinh doanh: (+84) 236 6.53 55 68
Điện thoại căn hộ mẫu: (+84) 2366.54.55.68

Kết nối với chúng tôi

Liên hệ với chúng tôi để đăng ký tham quan nhà mẫu hoặc để được tư vấn thêm về dự án:

Thị trường căn hộ Đà Nẵng sẽ phát triển mạnh phân khúc hạng sang

NewsBanner

Thị trường căn hộ Đà Nẵng sẽ phát triển mạnh phân khúc hạng sang

10/08/2021

Dự báo nguồn cung căn hộ tại Đà Nẵng năm 2022 khoảng 1.000 – 1.300 căn, sẽ tập trung vào phân khúc hạng A, hạng sang…

4

Ảnh minh họa

Với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, TP. Đà Nẵng sẽ tập trung xây dựng, phát triển dựa trên 3 trụ cột chính: du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển…

 

Ngoài ra, Đà Nẵng còn là điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng sở hữu hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế. Với định hướng quy hoạch này, theo dự báo của DKRA Việt Nam, thị trường bất động sản Đà Nẵng sẽ tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư lớn đến triển khai các dự án cao cấp và hạng sang.

 

Nếu như năm 2021, các chủ đầu tư tại Đà Nẵng chỉ mở bán 7 dự án căn hộ (bao gồm 04 dự án mới và 03 dự án ở giai đoạn chuyển tiếp), cung cấp khoảng 910 căn, tăng 76% so với năm 2020. Phân khúc hạng C chiếm vị trí chủ đạo với 60% tổng nguồn cung toàn thị trường, hạng A chiếm 24% và hạng B chiếm 16%.

 

Lượng tiêu thụ căn hộ trong năm 2021 tại Đà Nẵng đạt 65% trên nguồn cung mở bán mới với khoảng 591 căn, gấp 2,2 lần lượng tiêu thụ của năm trước (263 căn). Đáng chú ý, quận Liên Chiểu ghi nhận tỷ lệ hấp thụ dự án đạt mức 86%, phần lớn ghi nhận được từ các dự án căn hộ hạng C.


Theo DKRA Việt Nam, tỷ trọng căn hộ hạng C tăng mạnh trong năm 2021 có thể chỉ mang tính chất ngắn hạn. Dự báo nguồn cung căn hộ năm 2022 khoảng 1.000 – 1.300 căn, sẽ tập trung vào phân khúc hạng A, hạng sang tại khu vực trung tâm TP. Đà Nẵng, cụ thể là quận Ngũ Hành Sơn và quận Hải Châu.


Giá căn hộ hạng sang ở mức 100 triệu đồng/m2 sẽ quay trở lại thị trường, tập trung chủ yếu ở quận Hải Châu.


Dù vậy, mặt bằng giá căn hộ sơ cấp năm nay sẽ ổn định, không tăng so với năm trước khi mức giá căn hộ tại Đà Nẵng năm 2021 dao động ở mức 14 triệu đồng/m2 đến 80 triệu đồng/m2.


Để kích cầu người mua, các chủ đầu tư tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ mùa dịch. Thị trường thứ cấp có những tín hiệu tích cực khi hoạt động du lịch mở cửa trở lại, thành phố từng bước khôi phục kinh tế.

5

Nguồn cung căn hộ tại Đà Nẵng 2021

6

Nguồn: DKRA Việt Nam.

Đối với phân khúc nhà phố/biệt thự tại Đà Nẵng, trong năm 2021 thống kê có khoảng 02 dự án mở bán (01 dự án mới và 01 giai đoạn tiếp theo), cung cấp cho thị trường khoảng 110 căn. Lượng tiêu thụ ghi nhận ở mức 92 căn, đạt 84% tổng nguồn cung mở bán mới.

 

Loại hình sản phẩm shophouse chiếm vị trí chủ đạo trong các dự án mới đưa ra thị trường tại đây. Quận Hải Châu dẫn đầu nguồn cung/tiêu thụ mới, chiếm 91% nguồn cung và 93% lượng tiêu thụ mới toàn thị trường.

 

Thanh khoản thị trường thứ cấp sụt giảm, giá bán tiếp tục xu hướng đi ngang, không có nhiều biến động so với năm 2020. Giá bán từ 9,5 – 19,3 tỷ đồng/căn.

 

Dự báo phân khúc nhà phố, biệt thự tại Đà Nẵng năm 2022 tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới, ở mức dưới 100 căn. Nguồn cung chủ yếu đến từ những giai đoạn tiếp theo của dự án đã mở bán. Loại hình shophouse vị trí tại trung tâm thành phố tiếp tục chiếm vị trí chủ đạo.

 

Mặt bằng giá bán sơ cấp duy trì ổn định, các chính sách hỗ trợ mùa dịch tiếp tục được áp dụng nhằm kích cầu người mua.

 

Giá cũng như thanh khoản thị trường thứ cấp có những hồi phục nhất định, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.

Nguồn: Báo VnEconomy

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN COSMOS HOUSING

Trụ sở chính: 153 Võ Văn Kiệt, Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Email: info@dananglandmarktower.com
Website: dananglandmarktower.com
Điện thoại phòng kinh doanh: (+84) 236 6.53 55 68
Điện thoại căn hộ mẫu: (+84) 2366.54.55.68

Kết nối với chúng tôi

Liên hệ với chúng tôi để đăng ký tham quan nhà mẫu hoặc để được tư vấn thêm về dự án:

Đà Nẵng hút đầu tư hướng “Thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á”

NewsBanner

Đà Nẵng hút đầu tư hướng “Thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á”

10/08/2021
8

Đà Nẵng hướng tới mục tiêu trở thành “Thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á”

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa có Quyết định số 593/QĐ-UBND (ngày 1/3/2022) ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022 của TP. Đà Nẵng.

 

Quyết định nêu rõ, trong năm 2022, Đà Nẵng sẽ tập trung kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực phục vụ xây dựng Thành phố trở thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, tiến tới mục tiêu trở thành “Thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á” theo Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị.

 

Cụ thể, Đà Nẵng ưu tiên thu hút vốn FDI vào các ngành nghề đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 như công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, dịch vụ chất lượng cao…

 

Cùng với đó, Thành phố sẽ sử dụng hiệu quả các nguồn lực, cơ chế chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển dài hạn Khu Công nghệ cao (KCNC) Đà Nẵng theo đúng định hướng trở thành một KCNC đa chức năng cấp quốc gia, các dịch vụ phát triển theo hướng tạo ra năng lực cạnh tranh mới cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Để thực hiện, giải pháp được đưa ra là chú trọng nâng cấp chất lượng cung cấp dịch vụ cho các chuyên gia, nhà khoa học, người lao động làm việc tại KCNC Đà Nẵng; Tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao. Trong đó, chú trọng phát triển KCNC Đà Nẵng đồng bộ với KCNC Hòa Lạc (Hà Nội) và KCNC TP Hồ Chí Minh, trở thành hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên; phát triển Khu Công nghệ thông tin tập trung (giai đoạn 1) và các khu công viên phần mềm.


Đồng thời, việc tận dụng triệt để các mối quan hệ và chương trình hợp tác quốc tế song phương và đa phương để xúc tiến đầu tư đươc coi trọng, trong đó tập trung tiếp cận và mời gọi các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực về tài chính, công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore và từ Châu Âu (Đức, Pháp, Anh…).


Để Chương trình Xúc tiến đầu tư đạt kết quả, trong năm 2022, Đà Nẵng sẽ triển khai đồng bộ 8 nhóm hoạt động gồm: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư; Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư; Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư; Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư; Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư.


Trong năm 2022, Đà Nẵng cũng tập trung triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng trở thành Trung tâm tài chính quy mô khu vực; Đề án “Phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền”; Đề án “Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào TP Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2030”; Đề án tổng thể công tác ngoại giao kinh tế TP Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2025; Đề án triển khai hoạt động nghiên cứu – phát triển, ươm tạo – khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao…


Đồng thời triển khai nhanh các thủ tục đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trọng điểm. Tiếp cận, kết nối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, chuyên gia khởi nghiệp, doanh nghiệp công nghệ có quy mô lớn, nhà đầu tư cơ sở vật chất khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.


Cùng với tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến đến các thị trường trọng điểm như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Đài Loan, Singapore... trong năm 2022, Đà Nẵng sẽ tổ chức các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư nhân sự kiện Diễn đàn Phát triển đường bay Châu Á Route Asia 2022 được tổ chức tại TP Đà Nẵng.


Lãnh đạo TP Đà Nẵng yêu cầu các cơ quan hữu quan tăng cường chủ động tiếp xúc cấp cao với các tập đoàn lớn (thuộc Forbes 500), doanh nghiệp tại các nước phát triển (G7, G8, OECD…), các hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng lớn của các quốc gia đang có chính sách chuyển dịch dòng vốn đầu tư để tập trung kêu gọi đầu tư vào Đà Nẵng.


Năm 2022, Đà Nẵng ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông
Hàng loạt dự án đầu tư được UBND TP. Đà Nẵng điều chỉnh, phân bổ vốn để tập trung thi công hoàn thành trong năm 2

Nguồn: Báo Đầu Tư

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN COSMOS HOUSING

Trụ sở chính: 153 Võ Văn Kiệt, Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Email: info@dananglandmarktower.com
Website: dananglandmarktower.com
Điện thoại phòng kinh doanh: (+84) 236 6.53 55 68
Điện thoại căn hộ mẫu: (+84) 2366.54.55.68

Kết nối với chúng tôi

Liên hệ với chúng tôi để đăng ký tham quan nhà mẫu hoặc để được tư vấn thêm về dự án:

Trung tâm tài chính Đà Nẵng sẽ là siêu dự án thu hút hàng tỉ USD

NewsBanner

Trung tâm tài chính Đà Nẵng sẽ là siêu dự án thu hút hàng tỉ USD

01/03/2021

Tâm điểm chú ý của giới đầu tư tài chính thời gian qua là thông tin những nhà tài phiệt, ông trùm sòng bạc nổi tiếng hàng đầu thế giới đang nhắm tới Đà Nẵng như điểm đầu tư hấp dẫn để xây dựng trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế và khu vực. Theo ông “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn, trung tâm tài chính ở Việt Nam hình thành sẽ có những “đại bàng chúa” nắm giữ các nguồn tiền hàng nghìn tỉ USD. Khi các “đại bàng chúa” đã vào làm “tổ” thì tự động các “bồ câu”, “đại bàng con”… sẽ bay về.

10

Mô hình siêu dự án trung tâm tài chính tại Đà Nẵng do Tập đoàn IPPC đề xuất. Nguồn: IPPC

5 năm để chuẩn bị cho siêu dự án trung tâm tài chính Đà Nẵng

 

Để thu hút được những nhà đầu tư “sừng sỏ” được ví như "đại bàng chúa" về lĩnh vực tài chính, casino, luật tài chính trên thế giới về đầu tư tại Việt Nam, doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) - người được mệnh danh là “ông vua hàng hiệu” đã mất rất nhiều công sức.

 

“Hơn 5 năm nay, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tài chính và bộ máy nhân lực. Chúng tôi đã đi học hỏi khắp thế giới để thực hiện được ý tưởng trên với việc trong 10 năm qua cá nhân tôi đã kết giao với rất nhiều người bạn trên thế giới, trong đó 3 người bạn Mỹ là 3 con "đại bàng chúa" về lĩnh vực tài chính, casino, luật tài chính. Các bạn đã đặt hết niềm tin vào tôi và Việt Nam”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ tại buổi họp báo thông tin về đề án quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.

 

“Dám chơi như New York, London, thì Việt Nam sẽ có Trung tâm Tài chính toàn cầu”
“Việt Nam có múi giờ nằm giữa Châu Mỹ và Châu Âu. Khi hai châu lục kia ngủ thì Việt Nam thức, nên Việt Nam có lợi thế về giao dịch dòng tiền. Tại sao chúng ta không làm? Dám chơi như New York, London, thì Việt Nam sẽ có Trung tâm Tài chính toàn cầu ", ông Hạnh Nguyễn cho biết.


Theo ông Hạnh Nguyễn, khoảng cách giữa trung tâm tài chính quốc gia với trung tâm tài chính khu vực thì không quá lớn, nhưng để đạt được tầm trung tâm tài chính quốc tế thì khoảng cách là rất xa, song không phải không có cơ hội. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, từ lâu đã ấp ủ ý tưởng về một trung tâm tài chính ở Việt Nam. Khi Chính phủ và Thủ tướng thống nhất chủ trương cho phép nghiên cứu, lập đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực, ông nhận thấy đây là cơ hội để biến ý tưởng thành hiện thực.


"Trung tâm tài chính là làm sao phải có “đại bàng chúa” nắm giữ các nguồn tiền hàng nghìn tỉ USD. Khi các “đại bàng chúa” đã vào làm “tổ” thì tự động các “bồ câu”, “đại bàng con”… bay về, nhưng không nhất thiết đặt trụ sở tại đây", ông Hạnh Nguyễn lý giải.


“Chúng ta định hướng là Trung tâm Tài chính khu vực, bởi theo định hướng của Trung ương, tới năm 2045, nước ta là nước phát triển, thì phải làm gì để vượt lên? Việt Nam hiện là quốc gia đang được nhà đầu tư quốc tế rất quan tâm. Vài năm tới, nếu Trung ương đồng ý các điều kiện mở cửa như thế nào, thì tùy theo mức độ đó, chúng ta sẽ có Trung tâm Tài chính khu vực, hay thậm chí toàn cầu. Hiện tất cả đang còn là đề án, và đề án này có khả thi hay không phụ thuộc vào chúng ta có đủ điều kiện, đủ hấp dẫn để “đại bàng chúa” tìm đến, rót vốn hay không", ông Hạnh Nguyễn nói.


“Đại bàng chúa” mà "ông vua hàng hiệu" nhắc tới là ai?
Nhóm các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ do ông ông Johnathan Hạnh Nguyễn mời gọi đầu tư về Việt Nam đều là những tên tuổi "kỳ cựu" trên thị trường đầu tư toàn cầu. Trong số 3 “đại bàng chúa” mà Chủ tịch IPPG đề cập là 1 nhà tài phiệt Mỹ hiện đang nắm hàng tỉ USD.


Người nữa là ông Paul Steelman (Giám đốc điều hành Steelman Partners - công ty kiến trúc quốc tế của Mỹ).


Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng, TP.Đà Nẵng không những là thành phố đáng sống mà là thành phố có tầm nhìn rộng mở như việc hướng đến xây dựng trung tâm tài chính, thành phố sân bay, khu phi thuế quan. “Các trung tâm tài chính trên thế giới đang có những xáo trộn nên họ phải định hình lại. Vì vậy, Đà Nẵng, Việt Nam phải nắm bắt thời cơ và khi Đà Nẵng xây dựng trung tâm tài chính đạt tầm châu lục thì dòng tiền sẽ chảy về. Chúng tôi muốn và quyết tâm làm để 20 năm nữa hiện thực hóa được mong muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực”, Chủ tịch IPPG chia sẻ.


“Đại bàng chúa” cùng lời cam kết rót hàng tỉ USD vào Việt Nam
Nhiều nhà tài phiệt Mỹ đã có những cam kết mạnh mẽ để xây dựng trung tâm tài chính ở Việt Nam.


Ông William Weidner - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Global Gaming Asset Management cho biết: “Chúng tôi tự tin rằng mình có đủ khả năng mang những khoản đầu tư giá trị hàng triệu đô la Mỹ đến thành phố Đà Nẵng với dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng thích hợp kết hợp với trung tâm tài chính. Không chỉ vậy, chúng tôi quan tâm tới việc có thể tiếp tục mời gọi thêm hàng tỉ đô đầu tư vào Việt Nam khi thiết lập những trung tâm tài chính khác. Ông William Weidner là một trong những ông trùm đứng sau dự án Marina Bay Sands ở Singapore và dự án Venetinas ở Las Vegas và Macao.


Ông Paul Steelman - Tổng Giám đốc Steelman Partner cho biết: “Chúng tôi tin rằng dự án trung tâm tài chính và khu du lịch nghỉ dưỡng thích hợp mà chúng tôi sẽ thiết kế và phát triển tại Đà Nẵng tới đây và một địa điểm khác tại Việt Nam sẽ là công trình tốt nhất trên thế giới, thay đổi hoàn toàn hoạt động đầu tư nước ngoài và du lịch khắp Việt Nam”.


Steelman Partners là ông trùm trong lĩnh vực thiết kế các khu nghỉ dưỡng tích hợp trên thế giới. Công ty đã hoàn thành hơn 4.000 dự án vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng tích hợp ở nhiều quốc gia như Singapore, Thái Lan, Nga, Thụy Sĩ, Úc, Ý... Công ty này cũng có văn phòng tại Việt Nam, Trung Quốc và Hà Lan, ngoài trụ sở chính ở vùng đất casino Las Vegas.

11

Ông Paul Steelman - Tổng giám đốc Steelman Partner

Tôi may mắn khi có văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam trong 15 năm qua. Tôi được chứng kiến đất nước xinh đẹp này phát triển nhanh chóng, nhưng vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống. Tôi đã thiết kế nhiều khu nghỉ dưỡng kết hợp tuyệt vời ở Châu Á, Las Vegas và khắp nơi trên thế giới, nhiều trong số đó có sự tham gia của Bill Weidner và Công ty Las Vegas Sands. Năm 2016, tôi đã làm việc với Howard Lutnick của Cantor Fitzgerald, Johnathan Hạnh Nguyễn và Bill Weidner. Chúng tôi có ý tưởng kết hợp trung tâm tài chính với khu nghỉ dưỡng thích hợp theo phong cách Singapore. Chúng tôi tin rằng dự án trung tâm tài chính và khu du lịch nghỉ dưỡng thích hợp mà chúng tôi sẽ thiết kế và phát triển tại Đà Nẵng tới đây và một địa điểm khác tại Việt Nam sẽ là công trình tốt nhất trên thế giới, thay đổi hoàn toàn hoạt động đầu tư nước ngoài và du lịch khắp Việt Nam. Tôi đã thảo luận với hầu hết các thượng nghị sĩ và dân biểu đại diện cho bang Nevada (Mỹ) và họ đều ủng hộ và mong muốn tăng cường thương mại với Việt Nam. Họ nói với tôi rằng rất muốn đến thăm đất nước Việt Nam xinh đẹp. Tinh thần mà thượng nghị sĩ John McCain đã thể hiện trong suốt cuộc đời của mình về tình yêu của ngày đối với đất nước Việt Nam và người dân Việt Nam vẫn được duy trì ngay cả sau khi ông qua đời và để lại nhiều nối tiếc cho nhiều người. Các quy định mới sẽ cho phép chúng tôi đầu tư hàng tỉ đô la vào Việt Nam. Không chỉ ở trung tâm tài chính và các khu nghỉ dưỡng thích hợp mà con tại các khu vực kinh doanh khác trên cả nước. Tôi xin cảm ơn những người lãnh đạo ở Việt Nam và thành phố Đà Nẵng vì đã đưa những chính sách cho phép Việt Nam thực hiện hóa tương lai đáng kinh ngạc này.

12

Ông William Weidner- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Global Gaming Asset Management

Khi tôi đến Việt Nam vào năm 2016, tôi đi cùng Howard Lutnick và Cantor Fitzgerald. Chúng tôi cùng với ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã trình bày ý tưởng kết hợp một trung tâm tài chính với một khu nghỉ dưỡng tích hợp tương tự như thiết kế của Marina Bay Sand mà chúng tôi đã phát triển ở Singapore. Tôi và đội ngũ của mình đã thiết kế một số khu nghỉ dưỡng thích hợp lớn nhất thế giới. Như tôi đã đề cập ở đây là Marina Bay Sands ở Singapore, Venetinas ở Las Vegas và Macao. Tôi cũng phối hợp với Howard Lutnick và Cantor Fitzgerald phát triển casino ở thành phố Manila Philippines và Bahamas. Lãnh đạo Việt Nam đang xây dựng các quy định pháp luật về tài chính cho phép Việt Nam thu hút nguồn đầu tư từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới. Chúng tôi tự tin rằng mình có đủ khả năng mang những khoản đầu tư giá trị hàng triệu đô la Mỹ đến thành phố Đà Nẵng với dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng thích hợp kết hợp với trung tâm tài chính. Không chỉ vậy, chúng tôi quan tâm tới việc có thể tiếp tục mời gọi thêm hàng tỉ đô đầu tư vào Việt Nam khi thiết lập những trung tâm tài chính khác. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo của Việt Nam và thành phố Đà Nẵng đã đưa những quy định pháp luật cho phép đầu tư vào các trung tâm tài chính kết hợp với khu nghỉ dưỡng tích hợp. Điều đó sẽ đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai của Việt Nam.

13

Howard Lutnick - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Cantor Fitzgerald

Đồng nghiệp của tôi, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã làm việc với Chính phủ Việt Nam và giúp tôi hiểu tường tận về môi trường đầu tư thuận lợi là như thế nào. Có thể hiểu rằng nếu tạo ra được một hệ thống pháp luật phù hợp những nhà đầu tư sẽ được hưởng một môi trường đầu tư thuận lợi và đối với các công ty ở Mỹ như chúng tôi và một số nước khác thì tất nhiên là sẽ chọn để đến với Việt Nam khi môi trường đầu tư thuận lợi. Người Việt Nam có năng lượng và nhiệt huyết kinh doanh vô cùng to lớn, các bạn có thể cảm nhận điều này khi đến đất nước này. Tôi đã dốc hết sức mình để giúp Việt Nam tạo dựng một địa điểm, xây dựng đô thị, tạo được một môi trường đầu tư cạnh tranh cho các hoạt động kinh doanh quốc tế. Sau năm năm kể từ lần cuối cùng tôi đến Việt Nam thì tình hình thế giới đã hoàn toàn thay đổi hiện nay. Điều kiện môi trường thuận lợi để Việt Nam tạo ra vị thế cạnh tranh mạnh mẽ, tương tự như Hồng Kông đã sẵn sàng. Vì vậy tôi rất mong được sự hỗ trợ và tư vấn của có nhà đầu tư trên mọi phương diện trong khả năng của mình. Tôi trông chờ được trở lại thăm đất nước Việt Nam xinh đẹp và cùng làm việc với những quý vị bất cứ khi nào những nhà đầu tư cần tôi rất mong được gặp lại và chúc cho mục tiêu xây dựng một trung tâm kinh tế thành công để thế giới đánh giá cao đất nước Việt Nam.

14

Ông Barney Reynolds - Công ty luật quốc tế Sherman và Sterling, có trụ sở ở Luân Đôn và chuyên về xây dựng các định chế tài chính toàn cầu

Tôi và đội ngũ của mình rất vinh dự khi được hỗ trợ một dự án hấp dẫn xây dựng hai trung tâm tài chính mới tại Việt Nam để đưa Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn cho hoạt động kinh doanh tài chính trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được một loạt các tổ chức quốc tế và các chuyên gia đánh giá công nhận là một quốc gia sẵn sàng cho những bước đột phá đáng kể trong những năm tới. Rất nhiều công việc đã được thực hiện để hiện để hiện đại hóa nền kinh tế và thời điểm hiện tại là thời điểm chín mùi để tận dụng các cơ hội này. Việc thành lập các trung tâm tài chính mới sẽ là cách khởi động đầy tiềm năng cho ngành dịch vụ tài chính Việt Nam. Và khiến ngành du lịch tài chính trở thành một trong những lĩnh vực sôi động và vững chãi trong khi được hoàn thiện. Thành công của bất kỳ khu vực tài chính và trung tâm tài chính nào đều phụ thuộc rất nhiều đến các điều luật và các quy định và nó cung cấp một sự hỗ trợ cần thiết cho phép thị trường đổi mới và vẫn đảm bảo các hoạt động tài chính được tiến hành một cách an toàn. Trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh thì có một số lượng lớn các khu tài chính cạnh tranh thu hút các ngân hàng, doanh nghiệp và các tổ chức. Chính vì vậy các quy định pháp luật này là rất cần thiết để đảm bảo một hệ thống pháp lý và quy định hấp dẫn, đáng tin cậy và vững vàng. Một hệ thống pháp luật tốt không chỉ cần phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ quốc tế tốt. Mà cần được thiết kế cẩn thận dựa trên nhu cầu và lợi ích của phần lớn những thành phần tham gia thị trường này. Một hệ thống pháp lý và quy định luật hiệu chỉnh phù hợp sẽ tạo ra niềm tin cho phép những thành phần tham gia tư nhân đầu tư trong sự tin tưởng và nghiêm túc để kỳ vọng vào một trung tâm tài chính vì họ có được những thông tin rõ ràng về những gì sẽ được hoặc không được phép làm và tại sao lại như vậy. Hiện nay đang có một cuộc chạy đua toàn cầu trong việc xây dựng các cơ chế chính sách và quy định pháp luật hấp dẫn để thu hút giữ chân các nhà đầu tư. Tôi và các cộng sự của mình tại công ty Sherman và Sterling có kinh nghiệm lâu năm trong việc soạn Thảo các luật và quy định mới cho các trung tâm tài chính khác nhau trên thế giới. Ví dụ chúng tôi đã xây dựng hệ thống pháp luật hoàn toàn mới cho hệ thống cho thị trường toàn cầu Abu Dhabi trung tâm tài chính mới ở Trung Đông, nơi có khoảng 16.000 người và bài 3.700 công ty đăng ký kể từ khi ra mắt cách đây 5 năm rưỡi vào tháng 10.2015. Nhóm soạn thảo luật và quy định về đặc khu kinh tế của tôi đã tư vấn cho các chính phủ và các nhà phát triển tư nhân trên khắp nơi trên thế giới về khái niệm thiết kế và thực hiện các khuôn khổ pháp lý cũng như quy định nhằm mục đích thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Tôi rất vui về Việt Nam hiện đang thúc đẩy lĩnh vực này và tôi tin tưởng rằng Việt Nam có đủ khả năng để thành công.

Được biết, TP Đà Nẵng đã dự kiến quỹ đất khoảng 6,17ha, quy hoạch thiết lập khu phức hợp trung tâm tài chính gồm các lô đất A12, A13, A14, A15 tại quận Sơn Trà. Đây là khu vực phù hợp để thiết kế chức năng văn phòng, cung cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng, hội nghị, giải trí, tiện ích.


Bên cạnh đó, TP đang chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng với diện tích hơn 62ha thành khu trung tâm kinh doanh liên kết vào tổ hợp trung tâm tài chính.

Nguồn: Báo Lao Động

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN COSMOS HOUSING

Trụ sở chính: 153 Võ Văn Kiệt, Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Email: info@dananglandmarktower.com
Website: dananglandmarktower.com
Điện thoại phòng kinh doanh: (+84) 236 6.53 55 68
Điện thoại căn hộ mẫu: (+84) 2366.54.55.68

Kết nối với chúng tôi

Liên hệ với chúng tôi để đăng ký tham quan nhà mẫu hoặc để được tư vấn thêm về dự án: